Cây hồ tiêu là một trong các loại cây công nghiệp đang được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh thành tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đồng thời cây tiêu cũng là một cây thuốc quý có tác dụng chữa bệnh hiệu quả trong Đông y. Để có được những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất về cây trồng này, mời bà con cùng Đồng Thành Công tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Cây hồ tiêu là cây gì?
Hồ tiêu còn được gọi là Tiêu, đây là một loại cây công nghiệp khá ưa khí hậu nóng ẩm, thích hợp phát triển trên những loại đất đỏ bazan ở cao nguyên miền Trung. Chúng thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae) và có danh pháp khoa học là Piper nigrum L.
Hồ tiêu có nguồn gốc xuất xứ ở Ấn Độ, cây mọc hoang và được người dân tìm ra và đưa về trồng, hiện nay chúng đã có mặt ở khắp các nước nhiệt đới Đông Nam Á, Nam Á và Nam Mỹ. Tại Việt Nam, cây được trồng với quy mô lớn ở các tình như Nghệ An, Gia Lai, Quảng Trị, Đắk Lắk, Bình Phước, Kiên Giang và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Hồ tiêu là một loại cây dây leo khác gỗ, nhẵn, thân dài, không mang lông, bám vào các cây khác bằng rễ. Thân mọc cuốn với lá mọc cách và so le nhau. Lá cây khá giống với lá trầu không nhưng thuôn và dài hơn. Chiều dài lá khoảng 11-15cm, rộng chừng 5-9cm, mặt trên có màu lục sẫm bóng, mặt dưới màu xám nhạt, gân nổi rõ.
Cây tiêu có 2 loại nhánh, một loại nhánh mang quả và một nhánh mang dinh dưỡng, cả hai nhánh này đều xuất phát từ kẽ lá.
Cụm hoa hình đuôi sóc. Hoa trần, nhỏ, cuống rất ngắn. Quả tròn, nhỏ, màu xanh, nằm sát cuống hoa tư với 20-30 quả trên một chùm. Khi chín có màu đỏ cam cam, đường kính khoảng chừng 3-4mm. Hạt của quả tiêu có hình tròn, cứng và có mùi thơm.
Tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng và công dụng của cây hồ tiêu
Loại cây công nghiệp này mang đến rất nhiều những lợi ích đối với đời sống. Có thể kể đến như:
+ Giá trị dinh dưỡng
Hạt tiêu là một loại gia vị phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt, chúng giúp cho món ăn có hương thơm đặc trưng và đem đến nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Trong hạt tiêu có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt. Trong 100g hạt tiêu có các thành phần dinh dưỡng như: nước, năng lượng, chất đạm, chất béo, chất đường bột, chất xơ, canxi, cùng nhiều loại khoáng chất và vitamin khác.
+ Công dụng chính
Cây hồ tiêu có vị cay, tính ấm cho nên thường được sử dụng để tán hàn, tiêu đờm… Hiện nay, cây tiêu đang được sử dụng để trị nhiều loại bệnh khác nhau như: Chữa phong thấp, thổ tả, chữa ho lâu ngày, nấc và ợ hơi, chữa sưng ngứa âm hộ, ăn uống không tiêu, lang ben…
+ Giá trị kinh tế
Hồ tiêu là một trong những cây trồng chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao nếu như có hướng phát triển đúng và đảm bảo tính bền vững. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào quá trình canh tác, liên kết sản xuất hồ tiêu theo hướng nông nghiệp sạch là hướng đi bền vững cho cây tiêu ở Việt Nam.
Hướng dẫn chi tiết về cách trồng cây hồ tiêu
3.1 Điều kiện trồng cây tiêu
Để cây tiêu có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất thì bà con cần quan tâm đến một số những điều kiện cơ bản dưới đây:
+ Nhiệt độ và ẩm độ: Cây hồ tiêu sinh trưởng tốt trong điều kiện ẩm độ trên 70%, nhiệt độ không khí từ 20-32oC và nhiệt độ đất ở độ sâu 30cm là từ 25-28oC. Bên cạnh đó chúng có khả năng chịu nhiệt độ thấp nhất là 10oC, cao nhất 40oC.
+ Lượng mưa: Cây công nghiệp này cần lượng mưa lớn, phân bố đều trong mùa mưa, tổng lượng mưa thích hợp cho cây tiêu là 1.500 – 2.500mm/ năm.
+ Cao độ: Có thể trồng cây tiêu đến cao độ 1.200m so với mặt nước biển, nhưng sinh trưởng tốt nhất trên đất cao đồng bằng, cao độ dưới mức 600m.
+ Đất trồng: Hồ tiêu phát triển khỏe mạnh trên đất giàu hữu cơ, phì nhiêu, tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt, độ pH đất tốt nhất khoảng 5,5-6,5 với tầng đất canh tác tốt nhất trên 1m.
+ Giống cây: Các giống tiêu đang được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam gồm có: tiêu Vĩnh Linh, tiêu Trung, tiêu Sẻ, tiêu Ấn Độ, tiêu Phú Quốc và tiêu Hà Tiên…
3.2 Hướng dẫn cách trồng tiêu đúng kỹ thuật
+ Chuẩn bị nọc để trồng tiêu
Cây tiêu có thể leo lên nọc cây sống hoặc những nọc chết như nọc bằng gỗ, nọc bê tông, nọc gạch.
Nếu sử dụng các loại nọc chết, bà con nên đảm bảo khoảng cách trồng có thể là 2×2 m, 2×2,5 m và 2,5×2,5 m. Nọc gạch nên có đường kính trên 0,8 m, có thể trồng cây với khoảng cách là 2,5x3m đến 3×3 m.
Nếu trồng toàn bộ nọc cây sống, bà con giữ khoảng cách trồng từ 2,5x3m, bố trí hàng cây theo hướng đông – tây và tiến hành tỉa cành vào mùa mưa.
Phương án trồng xen 1 hàng nọc sống 1 hàng nọc chết đang được nhiều bà con áp dụng để giảm bớt chi phí và gia tăng khả năng điều hòa ánh sáng.
+ Kỹ thuật trồng cây hồ tiêu
Thời vụ trồng cây hồ tiêu tốt nhất là khoảng đầu mùa mưa, cây có thể kịp lớn để chống chịu được vấn đề hạn vào đầu mùa khô.
Trước khi trồng cây từ 2 – 3 tuần, bà con nên tiến hành đào rãnh quanh nọc tiêu, cách mép nọc từ 10 – 15cm, rộng 40 – 50 cm, sâu 40 – 50cm rồi thực hiện việc bón lót với phân chuồng hoai + 0,5 kg Super lân và 0,5 kg vôi trộn đều với lớp đất mặt.
Khi trồng cây, đặt bầu cây giống nằm cách nọc khoảng ừ 15 – 20cm, nghiêng 1 góc khoảng 45 – 60 độ và hướng ngọn tiêu về gốc nọc. Nếu sử dụng nọc cây sống thì có thể trồng xa hơn một chút. Nén chặt phần đất xung quanh bầu tiêu rồi tiến hành che chắn kỹ càng, tránh để gió lùa và ánh sáng chiếu trực tiếp làm cho cây bị cháy lá, cháy dây.
Các kỹ thuật chăm sóc cho cây hồ tiêu sinh trưởng tốt
+ Xén tỉa tạo hình cho cây
Sau khi cây tiêu lên cao, bà con hãy dùng dây mềm (nylon, dây nhựa) buộc vào cây nọc. Tránh dùng các loại dây rừng, dây chuối… vì những loại dây này rất dễ bị mục nát và khiến cho phần thân tiêu nơi buộc dây dễ bị tấn công bởi mầm bệnh.
Cây hồ tiêu leo lên cao khoảng 60 – 80 cm mà vẫn chưa phát triển những cành ngang thì bà con cần tiến hành bấm ngọn hoặc đôn dây. Dùng những cành vượt cấp để làm bộ khung thân chính quanh nọc.
Trong năm 1 và năm 2 có thể có một số cành ác ra hoa, lúc này bà con cần xén bỏ để tập trung toàn bộ dinh dưỡng cho bộ khung sinh trưởng tốt nhất.
+ Bón phân cho cây hồ tiêu
Bón phân là việc bổ sung dinh dưỡng thiếu hụt mà đất không cung cấp đủ theo đúng yêu cầu của cây. Vì thế, để bón phân hiệu quả bạn cần xác định được khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất và hiểu rõ yêu cầu của cây ở từng giai đoạn sinh trưởng.
Trung bình với năng suất khoảng 2 tấn hạt/ha, hàng năm cây tiêu có thể lấy từ đất 70kg đạm (N); 67kg Canxi (CaO) 42kg Kali (K2O); 18kg Magie (MgO); 16kg Lân (P2O5) cùng nhiều yếu tố trung vi lượng khác. Với nhu cầu như vậy, việc bón phân cần cung cấp đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở mỗi giai đoạn phát triển và trả lại đủ cho đất những gì mà cây đã lấy đi.
+ Phòng trừ sâu bệnh tấn công cây hồ tiêu
Phải thăm vườn thường xuyên để phát hiện sâu bệnh hại tấn công từ giai đoạn sớm và có phương án phòng trừ kịp thời. Cần kết hợp nhiều biện pháp phòng trừ để có thể tiêu diệt dịch hại có hiệu quả.
Mua cây hồ tiêu giống ở đâu đảm bảo chất lượng?
Đây là băn khoăn của rất nhiều bà con đang có ý định mở rộng quy mô trồng hồ tiêu. Việc chọn được cây giống khỏe mạnh, chất lượng, đủ ngày tháng sẽ giúp cho quá trình canh tác trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Hiểu được những điều đó, công ty Đồng Thành Công đã ra đời và cung cấp đến tận tay bà con nông dân những loại giống cây trồng đạt tiêu chuẩn tốt nhất.
Với cây tiêu giống, chúng tôi cam kết với bà con về cả chất lượng và giá cả, đảm bảo sẽ giúp bà con có được quá trình canh tác được hiệu quả nhất. Mọi thông tin về cách trồng, cách chăm sóc cũng đều được nhân viên của Đồng Thành Công giải đáp chi tiết. Hãy liên hệ với chúng tôi để có được sự phục vụ tận tâm nhất nhé.