Chắc chắn, xoài không còn là một cái tên xa lạ với người Việt, thậm chí hình ảnh cây xoài còn gắn bó với đời sống của con người. Loại cây này đem đến rất nhiều lợi ích, không chỉ đơn thuần là một loại cây ăn quả mà nó còn được trồng làm cảnh, trồng lấy bóng mát, tạo ra giá trị kinh tế cao. Vì thế mà hiện nay, nhu cầu trồng loại cây này ngày càng tăng cao.
Để có được những thông tin chi tiết về cây xoài, mời bạn theo dõi ngay các chia sẻ của Đồng Thành Công nhé.
Tìm hiểu đặc điểm chính của cây xoài?
Xoài được biết đến là một loại cây ăn trái được rất nhiều người yêu thích. Chúng còn được nhắc đến với một cái tên khá độc đáo là quả sài. Đây là loại cây ăn quả đến từ vùng nhiệt đới, thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae) và có danh pháp khoa học là Mangifera Indica.
Nhắc đến nguồn gốc của cây xoài thì hiện nay vẫn chưa có thông tin chính xác, thế nhưng nhiều người vẫn tin rằng nguồn gốc của chúng là ở phía Nam và khu vực Đông Nam Á, gồm cả miền đông Ấn Độ, Bangladesh và Myanmar… Ở khu vực này tìm thấy các mẫu hóa thạch có chỉ hướng tới xoài như “thức ăn của các vị thần”.
Xoài có rất nhiều giống đa dạng khác nhau, có thể kể đến như: Xoài Cát Hòa Lộc, Xoài Thái, Xoài Cát Chu, Xoài Bưởi… Xoài thường có 2 nhóm giống cơ bản là nhóm xoài Ấn Độ (hạt đơn phôi) và nhóm xoài Đông Nam Á (hạt đa phôi). Ở nhóm xoài đơn phôi cây thường cho trái quanh năm.
Đặc điểm hình thái nổi bật của cây xoài?
Cây xoài là một loại cây thân gỗ lớn, mọc cao chừng khoảng 10 – 20m, thân cây khá chắc khỏe và có tán lá rộng. Phần tán lá của cây lớn hay nhỏ còn tùy thuộc theo từng loại giống.
Bộ rễ rễ cây xoài thường cắm sâu từ 6-8m vào lòng đất và phân bố rễ trong tầng đất từ 0 – 50cm với những khu đất có mực nước ngầm thấp hay trồng trên đất cát.
Xoài có lá đơn, mọc so le với phiến lá có hình mũi mác, nhẵn bóng và có mùi thơm. Sau 35 ngày ươm giống, lá non chuyển sang màu xanh hoàn toàn và cành xoài sẽ dài thêm 20 – 30cm sau mỗi lần ra lá.
Mỗi năm, tùy theo từng giống cây và độ tuổi của cây, các yếu tố dinh dưỡng hay thời tiết mà cây này có thể ra từ 3 – 4 đợt chồi. Cây càng già càng khó đâm thêm chồi, cây đang cho quả thường sẽ ra ít đợt chồi hơn những cây con.
Hoa có màu vàng, thường mọc thành từng chùm ở ngọn cành. Mỗi chùm hoa sẽ có khoảng 200-400 hoa, thường có 2 loại hoa: hoa đực và hoa lưỡng tính, có chiều dài chừng 30cm.
Cây xoài thuộc nhóm quả hạch. Khi còn non quả xoài có màu xanh và khi chín sẽ chuyển sang màu vàng, thịt vàng có vị chua chua ngọt ngọt với mùi thơm khá đặc trưng.
Ý nghĩa và công dụng nổi bật của cây xoài?
Xoài được xếp vào nhóm các loại cây ăn quả đại trà nên không kén tuổi hay cung mệnh của người trồng. Ai cũng có thể trồng cây ăn quả này tại khu vườn của mình.
Công dụng đầu tiên của loại cây này chính là chúng đem đến cho không gian bóng mát lớn, giúp bầu không khí được trong lành, thoáng mát hơn. Xoài thường được trồng trong sân vườn, các khu dân cư, khu đô thị mới để làm đẹp cảnh quan, lại cho trái quanh năm.
Quả xoài có màu vàng đẹp mắt nên thường được mọi người lựa chọn để bày trên mâm ngũ quả, chưng vào dịp tết. Chúng cũng có thể làm nguyên liệu để chế biến các món ăn ngon, độc đáo và đầy dinh dưỡng hay làm thức uống, sinh tố…
Ngoài ra, cây xoài còn đem đến giá trị kinh tế tương đối ổn định cho bà con nông dân từ trái đến thân gỗ.
Tư vấn chi tiết cách trồng và chăm sóc cây xoài
Một vấn đề đang được nhiều người quan tâm hơn cả đó chính là cách trồng và chăm sóc cây xoài. Làm sao để chúng sinh trưởng tốt, luôn xanh tươi? Cùng tham khảo ngay những thông tin sau:
+ Lựa chọn giống
Khi lựa chọn giống xoài, bạn nên tìm hiểu thêm về các yếu tố như điều kiện trồng, đặc thù của giống, nhu cầu thị trường, chăm sóc, giá cả, bảo quản,… Đây là những yếu tố quan trọng giúp việc trồng xoài trở nên đơn giản và hiệu quả hơn, đồng thời mang về giá trị kinh tế cao.
Những loại xoài đang được trồng phổ biến ở nước ta là xoài Đài Loan, xoài Úc, xoài Thái, xoài Tứ Quý,…
+ Chuẩn bị đất trồng cây
Khu vực đất trồng xoài nên được tiến hành kiểm tra và xử lý đúng cách để tạo điều kiện lý tưởng nhất cho sự phát triển của cây. Một số công việc mà bà con cần thực hiện: Dọn toàn bộ cỏ trên bề mặt, xới đất để tạo độ tơi xốp, tiến hành cả các biện pháp cải tạo đất…
Tiến hành đào hố trồng cây với kích thước 60x60x60 cm, bón vào vào mỗi hố khoảng 20 – 30 kg phân chuồng + 0.1 kg Kali + 1kg lân + 0.5 kg vôi bột và tưới một lượng nước vừa đủ rồi thực hiện việc lấp đất lại.
+ Đắp mô trên mặt liếp
Bạn tiến hành đắp mô với đường kính khoảng 80-100cm, cao chừng 0cm, thành phần đất đắp mô bao gồm 70% đất mặt, 30% phân hữu cơ, 3-5 kg tro trấu, 200-300gr DAP. Trộn tất cả lại và vun thành mô, phía trên có rơm rạ. Để chống mối, kiến làm tổ, có thể trộn thêm 5-10 gr thuốc Basudin hoặc Furadan. Mô được chuẩn bị trước khi trồng cây từ 2-4 tuần.
+ Khoảng cách trồng cây xoài
Xoài có thể trồng với khoảng cách là (7m x 7m) hoặc (8m x 8m) trường hợp thâm canh cao thì có thể trồng dày hơn với khoảng cách là (7m x 5m) hoặc (6mx5m).
+ Tưới nước
Trong thời kỳ cây còn nhỏ việc tưới nước tiến hành quanh năm nhằm cung cấp đủ nước để hình thành lộc non hình thành. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng, việc tưới nước cần duy trì từ 3-4 ngày/lần.
+ Phòng trừ sâu bệnh
Cây xoài cũng gặp khá nhiều loại sâu bệnh khác nhau. Cũng như việc chăm sóc những loại cây ăn quả khác, bà con cần theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và có các phương pháp phòng trừ cụ thể.
+ Bón phân
Hàng năm, bà con nông dân nên tiến hành bón cho mỗi gốc từ 200-400g phân NPK 16-16-8 và 200g phân urê, lượng phân này được chia thành 2 lần bón vào khoảng đầu và cuối mùa mưa. Về cách bón, bạn có thể rải đều xung quanh gốc theo phạm vi của tán hoặc bón theo lỗ đều được.
Cây xoài là loại cây ăn quả đang được ưa chuộng hiện nay, bên cạnh đó chúng còn đem đến rất nhiều những lợi ích tốt cho đời sống. Hy vọng với những thông tin mà Đồng Thành Công chia sẻ ở trên bạn sẽ có được quá trình canh tác thuận lợi. Còn cần tìm hiểu thêm thông tin nào khác hãy liên hệ đến công ty DTC nhé.