Hướng dẫn chi tiết về cách tính mật độ cây trồng

Tác giả: Thuỳ Trang | Ngày đăng: 05-06-2024 | Lượt xem: 63

Áp dụng cách tính mật độ cây trồng trong canh tác là điều rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Cùng xem ngay công thức dưới đây nhé.

Cách tính mật độ cây trồng sẽ giúp canh tác hiệu quả hơn
Áp dụng cách tính mật độ cây trồng sẽ giúp canh tác hiệu quả hơn

Trong lĩnh vực trồng trọt, trồng cây như thế nào để cây sinh trưởng tốt và cho năng suất cao chính là vấn đề trọng tâm mà bà con nông dân cần lưu ý. Bên cạnh việc chọn giống cây chất lượng, chăm sóc đúng cách thì trồng cây với đúng mật độ cũng rất quan trọng, bởi đây là yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng khi thu hoạch. Vậy cách tính mật độ cây trồng trên ha như thế nào?

Cùng xem ngay công thức tính mật độ cây trồng được Đồng thành Công chia sẻ dưới đây nhé.

Lý giải vì sao cần trồng cây đúng mật độ?

Canh tác cây trồng phụ thuộc với rất nhiều các yếu tố khác nhau như: mùa vụ, thời tiết, điều kiện chăm sóc… Chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe đến câu “được mùa mất giá, được giá thì mất mùa”, vì thế việc chọn cây trồng sao cho thích hợp, trồng đúng mật độ để có được năng suất cao, giá tốt là điều rất cần thiết.

Trồng cây với đúng mật độ sẽ giúp cây phát triển tốt
Trồng cây với mật độ phù hợp sẽ giúp cây phát triển tốt

Vậy nên trước khi tìm hiểu về cách tính số cây trồng trên diện tích thì bà con cần hiểu rõ sự quan trọng của việc trồng cây đúng khoảng cách là gì nhé.

Thứ nhất, cây sẽ có được lượng ánh sáng đầy đủ để quang hợp. Nếu trồng quá dày thì các cây sẽ chen lấn nhau, trở nên còi cọ.

Thứ 2, cây có được điều kiện phát triển tốt nhất khi chăm sóc đúng kỹ thuật. Lượng cây phù hợp sẽ giúp bộ rễ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Thứ 3, việc này còn đảm bảo có thể tận dụng được diện tích trồng cây, tránh lãng phí cũng như tránh tốn công chăm sóc nhiều.

Các giống cây sử dụng cách tính mật độ trồng cây

Trong canh tác nông nghiệp, có rất nhiều cách tính khoảng cách trồng cây khác nhau. Tùy theo từng loại giống cây để bà con áp dụng các công thức phù hợp nhất. Sau đây là một số cách tính mật độ cây trồng trên ha cơ bản cho bạn tham khảo.

Cách tính mật độ được áp dụng cho từng loại giống cây
Cách tính mật độ trồng cây được áp dụng cho từng loại giống cây

+ Tính mật độ cây trồng theo chủng loại giống

Với tính cách này, bạn cần phân chia theo từng chủng loại riêng biệt. Có thể kể đến như: cây dược liệu, cây ăn quả, cây ăn lá, cây lấy gỗ, cây hoa – cây cảnh.

Bước tiếp theo chính là phân chia các loại cây vào thời gian thu hoạch như: cây ngắn ngày, cây lâu năm, cây một vụ, cây nhiều vụ…

Tùy theo từng loại giống cây trồng mà bà con sẽ áp dụng một cách tính và công thức tính khác nhau sao cho phù hợp nhất.

+ Tính mật độ cho giống cây dược liệu

Với nhóm cây dược liệu thân thảo mềm, thân leo, cây bụi nhỏ thì bạn nên chia thành nhiều hàng khác nhau thay vì nhiều luống.

+ Đối với các loại cây ăn quả

Với những cây ăn trái, bạn nên trồng 1 hàng trên 1 luống. Tốt nhất hãy trồng cây ở vị trí trung tâm của các luống. Bởi phần lớn cây ăn quả đều có rễ cọc, phát triển mạnh và lan rộng ra xung quanh.

Hướng dẫn cách tính mật độ cây trồng chính xác

Tính mật độ cây trồng đối với các loại cây là điều cần thiết. Nếu với những giống cây như cây lấy lương thực thì mật độ tùy theo ước lượng của người trồng nhưng với các loại cây ăn trái như cam quýt, bưởi, điều, dâu, ớt… thì việc tính mật độ phù hợp sẽ giúp bà con canh tác hiệu quả hơn.

Với mỗi loại cây sẽ có cách tính mật độ khác nhau
Với mỗi loại cây sẽ có công thức tính mật độ khác nhau

Với mỗi loại cây trồng, bà con sẽ sử dụng một công thức tính mật độ cây trồng khác nhau. Cụ thể là:

Cách tính mật độ cây trồng đối với hàng đơn

Áp dụng công thức thích hợp khi trồng cây theo hàng đơn
Trồng cây theo hàng đơn cần áp dụng công thức thích hợp

+ Đối tượng áp dụng

Cách tính này thường áp dụng với những cây ăn quả lâu năm như: cam, chanh, bưởi, vú sữa, hồng xiêm, na, ổi, xoài, mít, táo… Trong kỹ thuật trồng các loại này thì mật độ được ghi là: a(m) x b(m)

Trong đó:

a: khoảng cách giữa cây với cây.

b: khoảng cách giữa hàng với hàng.

Thường b-a: Là khoảng cách rãnh thoát nước.

Ví dụ: Mật độ trồng lý tưởng nhất là 3m x 4m thì được hiểu là: khoảng cách giữa các cây là 3 m, khoảng cách giữa các hàng là 4m.

+ Cách tính mật độ cây và số cây cần trồng

Đối với diện tích trồng cây được xác định theo thửa hay theo khối hình chữ nhật thì bạn hãy áp dụng cách tính mật độ cây trồng như sau:

N = S/(a x b). Trong đó:

N : tổng số cây.

S: Diện tích đất trồng (m2).

a: Khoảng cách giữa cây với cây (m).

b: Khoảng cách giữa hàng với hàng (m).

Ví dụ: 1 sào bắc bộ = 360m2 muốn trồng cây chanh. Mật độ trồng là 3mx4m. Cần bao nhiêu cây?

Đáp án: Số cây cần trồng = 360 / (3x 4) = 30 cây.

Cách tính mật độ cây trồng cho hàng kép

Áp dụng cách tính mật độ cây trồng phù hợp cho hàng kép
Cách tính mật độ cây trồng phù hợp cho hàng kép

+ Đối tượng áp dụng

Cũng tương tự như cách tính hàng đơn, đầu tiên bạn cần xác định loại cây trồng là gì?

Cây hàng kép thường áp dụng với cây rau màu và cây ngắn ngày như ngô, lạc, đỗ, dâu tây hay cây dược liệu như ba kích, đinh lăng, trà hoa vàng…. Đây là các loại cây thân bụi thấp, rễ chùm ăn nông nên có thể trồng thành hàng đôi hoặc hàng 3.

Khi trồng nhóm cây này thì nên đánh thành luống. Độ rộng của luống bằng khoảng cách của hàng với hàng. Giữa 2 luống nên thiết kế 1 rãnh nhỏ để thoát nước và di chuyển khi chăm sóc.

Loại này có mật độ trồng thấp khoảng cách cây với cây thường là 30-50 cm.

+ Cách tính số lượng cây

Đối với diện tích trồng cây được xác định theo thửa thì áp dụng công thức sau:

N = 2 * S / a(b+c).

Trong đó:

N: tổng số cây.

S: diện tích trồng.

a: khoảng cách giữa cây với cây trong hàng.

b: khoảng cách giữa hàng với hàng trong luống.

c: khoảng cách 2 hàng gần nhau.

Trên cây là hướng dẫn chi tiết về cách tính mật độ cây trồng để bà con cùng tham khảo. Việc nắm được cách tính số lượng cây trồng trên diện tích sẽ giúp bà con có được quá trình canh tác thuận lợi hơn, thu được năng suất cao hơn. Nếu còn thắc mắc điều gì, bạn hãy liên hệ với Đồng Thành Công để được giải đáp.

Nhà sáng tạo nội dung