Trồng các loại cây công nghiệp nói chung và cây công nghiệp lâu năm nói riêng là một phần vô cùng quan trọng của nền kinh tế. Chúng đem đến nguồn nguyên liệu cần thiết cho xây dựng, sản xuất. Vậy bạn có biết cây công nghiệp lâu năm là những cây nào hay không? Cùng Đồng Thành Công tìm hiểu nội dung dưới đây nhé.
1. Cây công nghiệp lâu năm là gì?
Hiểu đơn giản thì đây là nhóm những cây trồng có chu kỳ sinh trưởng dài hơn một năm. Có nghĩa là chỉ cần trồng một lần và chúng có thể sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm liên tiếp. Sản phẩm thu hoạch được sử dụng để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc cần phải trải qua quá trình chế biến mới sử dụng được như cây cao su, cà phê, ca cao, chè, điều, hồ tiêu…
+ Ưu điểm:
Đem lại giá trị kinh tế cao: Mang đến lợi nhuận lớn và bền vững cho bà con.
Ít thay đổi cây trồng: Thích hợp với kế hoạch canh tác dài hạn.
+ Hạn chế:
Chi phí đầu tư ban đầu lớn: Chi phí dành cho việc trồng và chăm sóc ban đầu tương đối cao.
Đòi hỏi nhiều kỹ thuật cao: Bà con cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ thuật chăm sóc chuyên sâu cho từng loại cây.
2. Vai trò và ý nghĩa của cây công nghiệp lâu năm
Những cây công nghiệp lâu năm này có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế và xã hội hiện nay. Chúng không chỉ cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp mà còn tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động. Việc trồng các cây công nghiệp nói chung cũng giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho bà con và giảm nghèo ở vùng nông thôn.
Những tác động tích cực mà nhóm cây trồng này đem đến:
Kinh tế: Cây công nghiệp lâu năm như cà phê và cao su được xem là nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần đáng kể vào GDP của quốc gia.
Môi trường sống: Một số loại cây trồng có khả năng hấp thụ CO2, nhả ra O2 giúp bảo vệ môi trường sống của chúng ta, hạn chế hiệu ứng nhà kính, chống xói mòn đất, góp phần giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu.
Về đời sống xã hội: Tạo ra công ăn việc làm ổn định cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống.
3. Các cây công nghiệp lâu năm nước ta hiện nay
Việc trồng cây công nghiệp lâu năm mang đến lợi ích to lớn về nhiều mặt, vì thế việc phát triển nhóm cây trồng này ngày càng được chú trọng hơn. Dưới đây là danh sách những cây trồng nổi bật nhất để bà con tham khảo.
3.1 Ca cao
Đây là một trong những cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên được đánh giá cao nhờ mang đến hiệu quả kinh tế vượt trội cũng như có thị trường tiêu thụ tiềm năng. Loại cây này ưa bóng râm nên bà con có thể trồng xen canh cùng nhiều loại cây trồng khác để tăng hiệu quả sử dụng đất và giá trị kinh tế.
Đặc biệt, cacao còn là loại cây công nghiệp nhiệt đới tạo ra các mặt hàng xuất khẩu chất lượng, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn của nông nghiệp nước ta. Hiện nay, cây trồng này được canh tác nhiều ở các tỉnh Tây nguyên, duyên hải Nam trung bộ.
3.2 Cà phê
Cây cà phê có tên khoa là Coffea, thuộc họ Rubiaceae, chúng có nguồn gốc từ châu Phi và được trồng ở khắp nơi trên thế giới. Một số khu vực trồng chính là Colombia, Brazil, Ethiopia, Việt Nam, Indonesia và một số quốc gia khác.
Cà phê là cây công nghiệp lâu năm có thân gỗ, chiều cao dao động từ 3 đến 4 mét. Lá cây có màu xanh đậm và mang hình bầu dục. Hoa có màu trắng và thường mọc thành từng chùm. Quả cà phê có màu đỏ hoặc tím, hình bầu dục và có chứa hai hạt cà phê bên trong.
Hạt cà phê chính là nguyên liệu chính để sản xuất cà phê, một loại thức uống phổ biến trên thế giới. Có thể nói, trồng cà phê là một ngành công nghiệp lớn, tạo ra nguồn thu nhập khổng lồ và ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của quốc gia.
3.3 Hồ tiêu
Cây tiêu là một trong những cây công nghiệp lâu năm đem lại giá trị xuất khẩu vô cùng lớn. Chúng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất gia vị, y dược, công nghiệp hương liệu… và đem về nhiều lợi ích cho người trồng.
Các cây hồ tiêu hoang dại lần đầu tiên được tìm thấy ở miền Tây Nam của đất nước Ấn Độ. Đây cũng là quốc gia đầu tiên khám ra hương vị độc đáo của tiêu và tiến hành việc trồng trọt rộng rãi thay vì để mọc tự nhiên.
Sau này, hồ tiêu được canh tác ở nhiều quốc gia như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Sri-lanka, Campuchia hay Việt Nam. Hằng năm xuất khẩu hồ tiêu tại Việt Nam đem về một nguồn thu ngoại tệ lớn.
3.4 Cao su
Cao su được du nhập vào Việt Nam từ khoảng năm 1897, trải qua hơn 100 năm phát triển, đến nay chúng đã trở thành một trong các loại cây công nghiệp lâu năm mang về giá trị kinh tế cao nhất.
Cây cao su là một loại cây trồng ưa nhiệt, ẩm, không chịu được gió bão và thích hợp với đất bazan. Vậy cây công nghiệp lâu năm được trồng ở đâu? Chúng được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Bộ, chủ yếu là Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Vũng Tàu…
Cao su cây thân gỗ, chiều cao trung bình lên đến trên 30m. Nhựa hay mủ màu trắng tìm được trong các mạch ở vỏ cây. Cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì bà con có thể thu hoạch mủ.
Hạt cao su được sử dụng để làm giống và là nguyên liệu trong nhiều ngành công nghiệp như dùng để ép dầu làm xà phòng, chế tạo sơn điện li, khô dầu cho chăn nuôi, dầu đốt.
3.5 Chè
Chè là một loại cây lâu năm, thường mọc thành từng bụi. Loại cây này thuộc họ chè, có tên khoa học là Theaceae – một họ thực vật có hoa. Chúng được trồng ở nhiều nước châu Á, sử dụng để làm thuốc, làm cảnh, làm nước giải khát.
Ở Việt Nam, cây chè xanh xuất hiện từ rất sớm, được trồng phổ biến ở vùng núi trung du Bắc bộ.
Cây chè tươi được trồng rộng rãi nhằm mục đích thu hoạch lá và búp trà để làm thức uống, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, cây chè xanh còn được trồng để làm cảnh hay cây bonsai trong nhà.
3.6 Dừa
Từ ngàn đời xưa, cây dừa đã gần liền trong tâm trí cũng như đời sống của người dân Việt. Đây là một loại cây công nghiệp lâu năm có tính ứng dụng cao, mang về nguồn thu nhập lớn cho bà con. Hiện nay, loại cây này đang được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên khắp cả nước, đặc biệt là xứ dừa Bến Tre.
Dừa không chỉ được xem là một loại cây cảnh đẹp mà chúng còn đem đến nhiều công dụng hữu ích cho đời sống. Nước dừa là một loại nước uống giàu dinh dưỡng, giàu khoáng chất và tốt cho sức khỏe. Các sản phẩm từ dừa như kem dừa, dầu dừa, sữa dừa… cũng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và làm đẹp.
3.7 Điều
Ở Việt Nam, loại cây công nghiệp này còn có tên gọi là đào lộn hột. Chúng được du nhập vào Việt Nam từ năm 1980, sau đó trở thành loại cây trồng đa mục đích, phủ xanh đồi trọc. Ở nước ta, cây điều được trồng nhiều tại khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông,…
Cây điều là một cây trồng mang lại nhiều giá trị về kinh tế, đây cũng là một trong những loại nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Cùng với những giá trị về kinh tế, loại cây này còn mang đến giá trị dinh dưỡng cao và cũng là thành phần trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.
Trên đây là danh sách các loại cây công nghiệp lâu năm phổ biến ở nước ta mà Đồng Thành Công muốn giới thiệu. Hy vọng với những thông tin được nhắc đến đã giúp bà con hiểu rõ hơn cũng như đưa ra được sự lựa chọn hợp lý nhất. Để được hỗ trợ thêm nhiều thông tin khác, quý vị vui lòng liên hệ đến số hotline nhé.