Cây trắc là một loại cây lâm nghiệp đang nhận được sự quan tâm của nhiều bà con bởi giá trị kinh tế lớn mà chúng đem đến. Hiện nay, cây trồng này đang được phát triển mạnh mẽ ở nhiều khu vực ở nước ta. Để hiểu rõ hơn về cách trồng, chăm sóc cũng như tư vấn mua cây giống này thì bạn đọc hãy cùng Đồng Thành Công tham khảo ngay các thông tin sau đây nhé.
Tìm hiểu một vài thông tin chung về cây trắc
Trắc là tên gọi của loài cây Dalbergia cochinchinensis, chúng còn được nhắc đến với một cái tên khác là cẩm lai Nam Bộ. Loài cây này được tìm thấy nhiều ở Lào, Campuchia, Thái Lan, và Việt Nam. Đây là loại cây lâm nghiệp đang được phát triển hiệu quả ở nước ta với hiệu quả kinh tế cực kỳ cao. Chúng mọc rải rác ở Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, nhiều nhất ở Kon Tum.
Đặc điểm hình thái
Đây là cây gỗ lớn, chiều cao khi trưởng thành có thể đạt đến 25m, đường kính thân khoảng 1m, gốc thường có bạnh vè. Vỏ ngoài cây khá nhẵn, màu xám nâu, có nhiều xơ, vết đẽo dày có màu vàng nhạt sau đó chuyển dần sang màu đỏ nâu. Cành cây nhiều, cành non mảnh, có một số nốt sần.
Lá cây trắc rừng là dạng kép lông chim 1 lần mọc cách, chiều dài từ 15–20cm. Cuống lá chừng 10–17cm mang khoảng 7-9 lá chét. Lá chét hình trái xoan, hơi nhọn dần về phần đầu, có mũi lồi ngắn.
Hoa tự hình chùm thường mọc ở nách lá, các lá bắc sớm rụng. Hoa lưỡng tính, tràng hoa màu trắng đài hợp gốc, phần đỉnh xẻ 5 thùy. Quả đậu mỏng, chiều dài quả khoảng 5–6 cm, rộng 1cm, mang từ 1-2 hạt màu nâu.
Gỗ trắc đỏ cứng, chắc, màu tươi và có mùi thơm nhẹ. Loại gỗ này có giá trị rất cao và trong tự nhiên thì ngày càng khan hiếm.
Đặc điểm sinh thái
Giống cây trắc đỏ có tốc độ phát triển tương đối chậm. Lúc nhỏ thì là cây chịu bóng, lớn lên thì ưa sáng. Cây mọc rải rác ở trong rừng thường xanh hoặc nửa rụng lá, chúng xuất hiện ở những nơi có độ cao dưới 500m với mực nước biển. Vào mùa khô, trắc rụng lá nhưng cũng nhanh nảy chồi mới.
Giá trị mà cây trắc đem đến cho đời sống
+ Giá trị cảnh quan
Loại cây trồng này cũng có tán lá xanh, rộng nên có thể mang đến cho không gian sự thoáng đãng, trong lành. Nó cũng giúp cho cảnh quan thêm xanh tươi và đẹp mắt hơn.
+ Giá trị kinh tế cao
Cây gỗ trắc đen là cây lâm nghiệp đem về giá trị cực lớn, gỗ trắc được xếp trong nhóm gỗ quý hiếm hàng đầu hiện nay, chúng được đánh giá cao cả về hình thức và phẩm chất. Thớ gỗ mịn màng, đanh chắc, không hề nứt nẻ, mối mọt hay biến dạng. Độ bền gỗ trắc có thể đạt đến hàng trăm năm. Vân gỗ sắc nét và đẹp mắt, trong gỗ còn chứa hàm lượng tinh dầu lớn, mùi gỗ chua nhẹ. Loại gỗ này được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm nội thất, đồ mỹ nghệ cao cấp với giá thành vô cùng đắt đỏ.
+ Giá trị đối với sức khỏe
Thớ gỗ trắc tỏa ra hương thơm dịu nhẹ, vì thế sản phẩm tinh dầu trong gỗ đem đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, giúp tinh thần thư giãn hơn.
Tư vấn chi tiết cách trồng và chăm sóc cây trắc
+ Cách nhân giống trắc đúng kỹ thuật
Để nhân giống tạo cây giống trắc đỏ, bà con có thể áp dụng nhiều cách khác nhau từ hạt hoặc giâm, chiết cành.
– Nhân giống bằng cách gieo hạt
Để có hạt giống tốt, bà con nên chọn những quả già, khô đem đi phơi để thu được hạt. Sau đó, đem hạt đi ngâm trong nước ở nhiệt độ 54°C kèm theo một chút muối ăn để loại bỏ hạt lép, lửng. Tiếp đến bà con đem hạt ngâm trong nước sạch trong khoảng 4-5 giờ đồng hồ. Cuối cùng vớt ra và ủ hạt ở nơi ấm, khi hạt nứt nanh thì có thể đem gieo.
Đất gieo hạt cần đạt tiêu chuẩn như nhỏ, mịn vì hạt trắc khá nhỏ. Độ sâu chuẩn là 0,5-1 cm. Gieo xong thì nên ủ rơm rạ lên mặt luống. Tưới nước đều đặn để hạt nhanh chóng phát triển thành cây con.
– Chiết cành hoặc giâm cành
Khi chiết cành, bà con nên chọn những cành có đường kính từ 0,6-1 cm và chọn thời điểm tháng 9-10 để chiết. Đến khoảng tháng 2-3 năm sau là có thể cắt cành chiết.
Còn khi giâm cành thì nên chọn cành bánh tẻ, thực hiện giâm cành vào tiết đông chí, chừng khoảng tháng 12. Bà con có thể sử dụng các chất kích thích ra rễ để tỉ lệ thành công cao hơn.
+ Kỹ thuật trồng cây trắc đỏ giống
Đất trồng phù hợp với trắc chính là loại đất có thành phần trung bình hoặc hơi nặng. Loại cây này cũng có thể phát triển tốt trên đất thịt sét, đất thịt pha cát nhưng lại không thích hợp với đất cát sỏi.
Trước khi trồng cây, bà con nên thực hiện bón lót. Sau khi dỡ bầu, bạn giữ phần nguyên bầu đất để trồng xuống hố. Tiếp đến, tiến hành lấp xung quanh gốc đến phần cổ rễ của cây đồng thời nén nhẹ để cây đảm bảo đứng chắc chắn. Cây vừa trồng cần được tưới ẩm, cách thức tưới từng ít một từ ngọn xuống gốc, từ ngoài vào trong để giúp cây bén rễ nhanh hơn.
+ Cách chăm sóc cây trắc giống
Trắc là loại cây có tốc độ sinh trưởng chậm. Thời kỳ đầu là giai đoạn bén rễ thì cây giống phát triển khá chậm. Bà con cần lưu ý bổ sung nước đầy đủ, tiến hành làm cỏ quanh gốc để loại bỏ cỏ dại giúp cây có đủ dinh dưỡng sinh trưởng.
Khi cây đã đạt đến chiều cao khoảng 3cm, bà con tưới ít hơn và có thể tưới thúc bằng phân loãng. Cành non của cây rất mềm, mảnh và dễ gãy nên khi cây mới ra cành non các bạn cần chú ý chăm sóc cẩn thận.
Nếu phát hiện sâu cuốn thì nên thực hiện bắt bỏ bằng tay hoặc dùng thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ sâu bệnh.
Địa chỉ nào bán cây trắc chất lượng, giá rẻ tại TPHCM
Là một cây lâm nghiệp đem về giá trị kinh tế cao cùng nhiều lợi ích trong đời sống cho nên hiện nay nhu cầu trồng và phát triển loại cây này cũng tăng lên. Để đáp ứng mọi nhu cầu mua cây giống của bà con thì nay công ty Đồng Thành Công đang cung cấp giống cây trắc đen với số lượng lớn, kích cỡ đa dạng. Tại vườn ươm của DTC, quý khách hàng có thể thoải mái tham khảo sản phẩm và lựa chọn cho mình mặt hàng ưng ý.
Cây giống trắc được Đồng Thành Công bán ra được kiểm tra kỹ càng và cẩn thận nhất, đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng như khỏe mạnh, không sâu bệnh, tỷ lệ sống cao, thích nghi nhanh, sinh trưởng tốt… Bên cạnh đó để hỗ trợ bà con canh tác được thuận lợi thì Đồng Thành Công còn hỗ trợ bà con trong việc trồng và chăm sóc cây theo đúng kỹ thuật.
Có bất cứ băn khoăn hay thắc mắc nào về các sản phẩm cây giống hãy liên hệ đến vườn ươm DTC để được hỗ trợ thêm nhé.