Cây cao su là loại cây công nghiệp được trồng phổ biến ở nhiều địa phương với hiệu quả kinh tế ưu việt. Hiện nay, trong sản xuất đại trà, người ta thường ghép những dòng vô tính đã được chọn lọc kỹ càng để có được chất lượng tốt và năng suất ổn định. Để có được đầy đủ các thông tin về cây trồng này, mời bạn cùng Đồng Thành Công xem ngay bài viết sau.
1. Nguồn gốc cây cao su mà bạn nên biết
Cây cao su (Hevea brarileneis) là cây công nghiệp có nguồn gốc từ Nam Mỹ, chúng thuộc họ thầu dầu. Năm 1877, loại cây này lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam, sau hơn 1 thế kỷ tổn tại, đến nay chúng đã được đánh giá là loại cây trồng lâu năm đem lại giá trị kinh tế cao.
Sản phẩm chính của cây cao su là mủ, bên cạnh đó còn có gỗ, dầu, mang lại giá trị ưu việt cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, việc trồng loại cây này còn mang lại lợi ích kinh tế về môi trường. Vì thế, bà con cần tiến hành chăm bón cây đúng kỹ thuật từ đầu để có được sản lượng cao và ổn định nhất.
2. Những đặc điểm chung của cây cao su
Cao su là một loại cây trồng phổ biến ở Việt Nam hiện nay, chúng được bà con canh tác rộng rãi ở nhiều địa phương. Một số đặc biệt chính của loại cây này là:
Rễ: Cao su vừa có rễ cọc vừa có rễ bằng. Trong đó, rễ cọc cắm sâu vào đất để hút nước, dinh dưỡng và chống đổ ngã. Hệ thống rễ bàng phát triển rộng và tập trung phần lớn ở tầng canh tác, nhiệm vụ chính của chúng là hút dinh dưỡng và nước.
Thân: Đây chính là bộ phận kinh tế nhất của cây cao su, lớp vỏ cây mang những ống chứa mủ, đây là nơi khai thác mủ và sau đó là khai thác gỗ.
Lá: Lá cao su là loại lá kép có ba lá chét, phiến lá nguyên, mọc cách và mọc theo từng tầng.
Hoa, quả và hạt: Hoa cao su là dạng hoa đơn tính đồng chu, phát hoa hình chùm mọc ở vị trí đầu cành sau thời kỳ thay lá hằng năm. Quả hình tròn hơi dẹp, bên trong quả có 3 ngăn, mỗi ngăn có chứa một hạt. Hạt cao su có chứa hàm lượng dầu cao nên thời gian bảo quản hạt trước khi gieo khá ngắn.
3. Một số yêu cầu trước khi áp dụng cách trồng cây cao su
Trồng cây cao su với đúng kỹ thuật sẽ giúp bà con thu được năng suất cao. Đối với việc canh tác cao su, trước khi tiến hành cần đảm bảo một số những yêu cầu cơ bản như:
+ Điều kiện sinh thái cơ bản
Đất trồng cao su nên có độ sâu trên 1,5m và tuyệt đối không xuất hiện tình trạng úng thủy, đồng thời đảm bảo cao trình dưới 600m so với mực nước biển.
Về khí hậu, yêu cầu khu vực có nhiệt độ trung bình 25 – 28 độ C với lượng mưa trung bình năm khoảng 1500mm. Đáp ứng các điều kiện sinh thái cơ bản sẽ giúp cây có điều kiện phát triển tốt nhất.
+ Thời vụ trồng cây
Cây cao su đòi hỏi trồng trong điều kiện thời tiết thuận lợi, có đủ độ ẩm cần thiết. Cho nên chúng thường được trồng nhiều ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Thời vụ trồng có thể thay đổi tùy vào cách thức trồng cây:
Trồng tum trần thời điểm lý tưởng là từ 1.6 – 15.7 dương lịch.
Trồng bầu thời điểm tốt nhất là từ 15.5 – 31.8 dương lịch.
+ Chuẩn bị đất trồng cây
Chuẩn bị đầy trồng tốt sẽ giúp cao su sinh trưởng tốt nhất. Theo đó, bà con cần tiến hành chuẩn bị đất trước khi trồng khoảng 60 ngày trở lên.
Đất trồng cây đảm bảo là đất màu, có khả năng chống úng nước, đồng thời có thể chống xói mòn và có hệ thống đường đi rộng thoáng. Lúc này việc trồng và chăm sóc cây mới hiệu quả.
+ Thiết kế hàng trồng
Thiết kế hàng trồng cao su cần được thực hiện kỹ càng, điều này giúp cây sinh trưởng tốt nhất. Trong đó việc thiết kế hàng trồng cần đảm bảo nhưng tiêu chuẩn cơ bản như sau
Đất có độ dốc dưới 5 độ thì cần thiết kế hàng trồng thẳng hàng.
Đất có độ dốc từ 5 – 10 độ thì thiết kế hàng trồng cần theo đường đồng mức.
4. Hướng dẫn cách trồng cây cao su đúng kỹ thuật
Để cây có thể sinh trưởng tốt nhất, bà con cần áp dụng kỹ thuật trồng cây cao su theo hướng dẫn dưới đây:
+ Yêu cầu khoảng cách trồng cây cao su
Tùy thuộc vào từng loại đất trồng mà khoảng cách, mật độ trồng cây cần có những yêu cầu riêng. Áp dụng một cách chuẩn xác sẽ đem lại điều kiện lý tưởng và phù hợp để cây cao su phát triển. Trong đó khoảng cách lý tưởng khi canh tác loại cây này là:
Với đất đỏ: Khoảng cách cơ bản là 7 x 3m, tương ứng với số lượng 476 cây/ha.
Với đất xám: Khoảng cách trồng duy trì ở mức 6 x 3m, tương đương với mật độ 555 cây/ha.
+ Phương pháp trồng cây
Hố trồng cây nên đảm bảo kích thước là 60 x 60 x 60cm để quá trình trồng cây được suôn sẻ, thuận lợi và mang lại hiệu quả cao.
Hố sau khi đào yêu cầu cần để ải tối thiểu 15 ngày, tiến hành lấp hố bằng một lớp đất mặt mỏng, đồng thời bón lót 20kg phân hữu cơ vi sinh, 30gr phân lân.
Có 3 phương pháp trồng cây cao su được áp dụng phổ biến là:
Trồng cây bầu
Dùng cuốc đề lấy phần đất đã lấp trong hố lên, tính toán độ sâu bằng chiều cao của bầu cây con. Lúc này sẽ dùng dao nhỏ để cắt bỏ phần đáy bầu với độ dày 1-2cm, cắt bỏ phần rễ nhú ra khỏi bầu sau đó đặt xuống hố.
Khi trồng cần đảm bảo mắt ghép quay về hướng gió chính, phần mí dưới mắt ghép nằm ngang so với mặt đất. Lúc này, bà con dùng dao rạch bỏ túi bầu, đặt cây xuống hố và tiến hành lấp đất chặt chẽ.
Trồng tum trần
Bạn cũng dùng cuốc lấy phần đất trong hố, đảm bảo độ sâu lớn hơn so với rễ đuôi chuột cây stump. Tiến hành đặt tum xuống hố, phần mắt ghép để quay về hướng gió chính sau đó lấp đất cẩn thận. Khi đất đã lấp đến ngang với mí dưới của mắt ghép thì có thể dừng, không để lồi cổ rễ lên trên mặt đất.
Trồng dặm
Việc trồng dặm cho vườn cao su cần được thực hiện từ năm đầu tiên. Sau khi trồng khoảng 20 ngày thì bà con cần kiểm tra và trồng dặm lại những cây đã chết. Lúc đó bà con sẽ có được vườn cao su đồng đều, đảm bảo sinh trưởng tốt nhất.
5. Tư vấn cách chăm sóc cây cao su sau khi trồng
Chăm sóc cây cao su cần tìm hiểu kỹ càng, áp dụng đúng cách thì cây mới có thể phát triển khỏe mạnh. Việc chăm sóc cây có nhiều vấn đề mà bạn cần quan tâm:
+ Làm cỏ
Đây là công việc quan trọng mà bà con cần tiến hành khi trồng cây cao su. Cụ thể như sau:
Làm cỏ trên hàng
Năm đầu: Tiến hành làm cỏ ở vị trí cách gốc khoảng 1m và tần suất làm là 3 lần/ năm.
Từ năm thứ 2 đến năm thứ 5: Việc làm cỏ cần thực hiện 4 lần/ năm và từ năm thứ 6 đến năm thứ 8 thì cần tiến hành l2 lần/ năm.
Làm cỏ giữa hàng
Việc làm cỏ giữa hàng cần duy trì được thảm cỏ khoảng 15 – 20cm, với năm đầu tiên tiến hành phát cỏ khoảng 2 lần/ năm, năm thứ 2 đến năm thứ 4 là 4 lần/ năm.
+ Tủ gốc giữ ẩm cho cây
Ở năm đầu sau khi trồng cây cao su, việc tủ gốc giữ ẩm cần tiến hành vào cuối mùa khô để rễ cây phát triển tốt, giữ ẩm hiệu quả. Nên ưu tiên sử dụng những cây họ đậu, rơm rạ, thân cỏ dại…để tủ gốc sau khi đã xới váng đầy đủ. Nên tủ gốc ở cách vị trí gốc cây chừng 10cm và bán kính tủ khoảng 1m.
+ Tỉa chồi
Việc cắt chồi cần được tiến hành sớm, điều này tạo điều kiện cho những chồi ghép có thể phát triển tốt hơn.
Đối với tỉa cách tạo tán yêu cầu cần thực hiện liên tục, thường xuyên với những cành bị lệch tán, cành mọc tập trung. Việc tạo tán cân đối, thích hợp cho cây cao su lúc này được đảm bảo tốt. Theo đó, vùng thuận lợi nhất, lý tưởng nhất để tạo tán sẽ khoảng 3m trở lên.
+ Tiêu chuẩn bón phân
Việc bón phân cho cao su là một yêu cầu bắt buộc, cần thực hiện kỹ càng thì mới cung cấp dưỡng chất đầy đủ, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt. Lúc đó việc trồng cây sẽ đem lại năng suất cao hơn.
Trồng cây cao su cần đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật mới có được quá trình canh tác hiệu quả. Hãy lưu ngay những hướng dẫn chi tiết mà Đồng Thành Công nhắc đến ở trên nhé. Còn cần tìm hiểu thêm thông tin nào khác hãy liên hệ ngay đến hotline của Đồng Thành Công.